Hiển thị 1–12 của 37 kết quả

Đôi nét về chén uống trà dụng cụ làm nên tinh hoa

Nghệ thuật uống trà đã được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế kỷ. Những dụng cụ thưởng trà ngày càng được cải tiến phát triển để phù hợp với nhu cầu và thời đại. Chén uống trà là một trong những phần quan trọng để tạo nét nét độc đáo trong thưởng trà.

Các dòng chén uống trà được sử dụng 

Chén uống trà có nhiều hình dáng, kích thước và chủng loại khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm riêng biệt nhưng chúng đều tạo nên một nghệ thuật uống trà hoàn hảo cho mỗi quý trà hữu.

Đối  với những người trong giới, họ không còn xa lạ gì với chén Tống và chén Quân. Chén Tống chuyên dùng cho trà được rót ra từ ấm sau khi pha, sau đó sẽ được rót qua chén Quân để thưởng thức hương vị một cách trọn vẹn nhất.

Chén Tống 

Chén Tống là chén to nhất trong bộ dụng cụ pha trà, đa dạng về hình dáng và màu sắc, thường được làm bằng chất liệu thủy tinh, sành, sứ, đất… phù hợp với nhu cầu người sử dụng.

Tại sao người ta không rót luôn vào chén Quân để thưởng trà? Đây là một trong những điều thắc mắc của người mới gia nhập trà giới.

    • Chén Tống giúp ta kiểm soát được nhiệt độ nước trà trước khi dùng
    • Hơn nữa làm đều hương vị trà và tránh sự đậm nhạt trong việc rót vào chén Quân.
    • Loại bỏ bớt cặn khi rót vào chén Quân để nước trong, có màu đẹp

Hiện nay, người trong giới thưởng trà thưởng sử dụng chén Tống thủy tinh, bởi không chỉ tiện cho quan sát màu nước mà còn dễ cọ rửa. Hãy đảm bảo dung tích của nó phù hợp với ấm mà bạn đang sử dụng, tránh trường hợp chén Tống lớn hơn ấm quá nhiều và ngược lại gây mất thẩm mỹ cho bộ ấm chén pha trà.

Chén Tử Sa

Ấm chén tử sa là loại ấm pha trà làm bằng đất được nung ở nhiệt độ rất cao, không tráng men. Lý do tại sao nó có cái tên tử sa là vì nó thường có màu tím, xuất phát từ vùng Nghi Hưng (Gia Tô, Trung Quốc).

Độ xốp của đất tử sa rất tốt và giữ nhiệt được rất lâu, phần nào cải thiện được hương vị của các loại trà thơm hơn và ngon hơn so với ấm trà gốm sứ hay thủy tinh thông thường

Ấm chén tử sa cao cấp hấp dẫn nhưng người uống trà bằng vẻ đẹp trầm, kiểu dáng phong phú và lịch sử lâu đời, cũng như hiệu quả tốt từ việc pha trà.

Chén Thiên Mục

Trong giới chơi trà và ấm ở Việt Nam thì phần lớn mọi người đều công nhận công năng của ấm tử sa – loại ấm làm từ đất sét tím (tử sa) và có khả năng làm tăng hương vị của trà nếu dùng lâu. Trong khi đó chén Thiên Mục (Tenmoku) còn khá mới mẻ và nhiều người vẫn còn hoài nghi về khả năng làm tăng (hay thay đổi) hương vị trà của loại men này.

Mặc dù cũng không nhắc gì đến trà nhưng qua tập hợp các nghiên cứu của Giáo sư Martin thì người viết mạn phép nhận định như thế này. Thứ nhất là có thể chén Thiên Mục phần nào làm “mềm” nước (giảm kim loại) giúp bảo toàn hương vị trà. Thứ hai là chén Thiên Mục làm nước bốc hơi nhanh hơn nên có thể trà sẽ đậm hơn một chút so với chén sứ (nên thấy ngon hơn). Thứ ba là loại chén này có thể sắp xếp lại phân tử trà nên làm thay đổi lại hương vị trà. Và một số tác động khác mà vẫn chưa biết được.

Chén Khải

Chén khải (Gaiwan) là một loại dụng cụ được sử dụng để ngâm lá trà hoặc uống trà. Nó có nguồn gốc từ thời nhà Minh và bao gồm một chén (cốc), nắp đậy và đĩa đựng. Chén có thể được làm bằng sứ hoặc gốm tráng men bên trong. Được sử dụng chủ yếu để độc ẩm và đối ấm, có dung tích nhỏ (thường là 110ml)

Văn hóa sử dụng chén trà của người Việt

Tại Việt Nam, số lượng chén uống trà sẽ khác nhau theo từng vùng miền. Bộ chén trà miền Bắc gồm 1 chén Tống và 4 chén Quân. Miền Trung có 1 chén Tống và 3 chén Quân. Người miền Nam thì đơn giản hơn, họ thưởng trà một cách giản dị và đơn sơ, không quá cầu kỳ trong mọi cuộc thưởng.

Tùy vào mỗi văn hóa vùng miền, tùy vào cách thưởng trà của mỗi người mà cách sử dụng chén trà và các dụng cụ pha trà cũng sẽ khác nhau.

Văn hóa thưởng trà đã đi vào tiềm thức mỗi con người Việt và ngày càng được lan tỏa truyền thống này đến với các thế hệ trẻ ngày nay.